Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Nghiên cứu: Đốt cháy tất cả nhiên liệu hóa thạch sẽ làm cho Trái đất khô cằn

  1. Dân trí  ›  
  2. Khoa học - Công nghệ  ›  
Thứ năm, 26/05/2016 - 05:56

Nghiên cứu: Đốt cháy tất cả nhiên liệu hóa thạch sẽ làm cho Trái đất khô cằn

Dân trí Các nhà nghiên cứu cho biết, việc sử dụng tất cả trữ lượng nhiên liệu hóa thạch đã biết sẽ làm cho các điều kiện khí hậu trên Trái đất thậm chí còn khắc nghiệt hơn các mức mà giới khoa học đã dự đoán trước đây.

Nhiệt độ trung bình sẽ lên đến 9,5oC - cao gấp 5 lần so với mức ấm lên toàn cầu cao nhất được đưa ra trong các cuộc thảo luận về khí hậu tại Paris vào tháng 12/2015. Ở Bắc cực, nhiệt độ hiện đã nóng ở mức hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, nhiệt độ sẽ tăng rất cao (15oC đến 20oC).

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, việc đốt cháy tất cả các trữ lượng dầu, khí đốt và than đá đã biết sẽ phát thải khoảng năm nghìn tỷ tấn cacbon giữ nhiệt vào khí quyển, chủ yếu ở dạng khí cacbon dioxit. Con số này - cao hơn khoảng 10 lần so với mức 540 tỷ tấn cacbon phát thải kể từ khi bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa - có thể chạm mốc vào gần cuối thế kỷ 22 nếu các xu hướng sử dụng nhiên liệu hóa thạch không thay đổi, các nhà nghiên cứu cho biết.

Hầu hết các dự báo của Ủy ban Khoa học khí hậu của Liên Hợp Quốc về phát thải khí nhà kính không dự báo vượt quá hai ngàn tỷ tấn cacbon, quá đủ để tạo ra một tình trạng vô vùng rối loạn nước biển dâng, hạn hán, sóng nhiệt và lũ lụt.

Theo công bố của Liên Hợp Quốc, để có sự thay đổi thậm chí tốt hơn so với mục tiêu khống chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 2oC, tổng ngân sách cacbon, bao gồm cả lượng cacbon đã phát thải, là khoảng một nghìn tỉ tấn. Trong khi các kịch bản lập mô hình cực đoan không thể và không nên bị bỏ qua, việc hiểu biết được những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hành động để giảm thiểu biến đổi khí hậu là rất cần thiết, Kasia Tokarska, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria ở British Columbia, Canada, cho biết.

Cô chỉ ra rằng không có sự bảo đảm cho việc 195 quốc gia tham gia Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu sẽ thực hiện cam kết của họ giữ mức ấm lên toàn cầu dưới 2oC bằng cách cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các nhà đàm phán được triệu tập tại Bonn tuần này để bắt đầu biến ý tưởng chính trị mang tính bước ngoặt này thành một kế hoạch hoạt động nhưng đã bị sa lầy trong các cuộc thảo luận về các giải pháp.

Các nghiên cứu trước đây đã dự báo rằng nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng chậm lại khi đạt mức hai ngàn tỷ tấn đạt - vượt quá ngưỡng này, tác động của việc tăng cacbon sẽ giảm. Tuy nhiên, sử dụng các mô hình khí hậu mới nhất, Tokarska và các đồng nghiệp chỉ ra rằng rất nhiều công trình nghiên cứu như vậy có khả năng đánh giá quá mức khả năng hấp thu CO2 do con người phát thải vào không khí, cùng với nhiệt bổ sung mà nó tạo ra, của các đại dương.

Các mô hình cũ hơn dự đoán rằng việc đốt cháy toàn bộ trữ lượng nhiên liệu hóa thạch sẽ làm hành tinh nóng lên 4,3oC đến 8,4oC. Các nghiên cứu mới sửa lại mức này là từ 6,4oC đến 9,5oC.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng ngay cả nếu con người tìm cách để hạn chế đáng kể việc sử dụng dầu mỏ, khí đốt và than đá, bản thân thiên nhiên cũng có thể bổ sung thêm một lượng lớn khí nhà kính. Hàng trăm tỷ tấn cacbon, chủ yếu dưới dạng metan, đang bị giữ trong các lớp băng vĩnh cửu ngày càng không được gọi đúng tên của tiểu vùng Bắc Cực. Vượt quá ngưỡng nhất định - và không ai biết ngưỡng này là gì - sự ấm lên toàn cầu có thể mở các nguồn dự trữ khí metan này một cách không cứu vãn được.

N.L.H - NASATI (Theo Phys)

Xem thêm : trái đất nóng lên, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, khoa học, dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét