- Dân trí ›
- Xã hội ›
- Chính trị ›
Tuyệt đối không 'uốn' luật quốc tế theo lợi ích của riêng mình!
Dân trí Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ ngoại giao Đặng Đình Quý tại Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Phát triển và An ninh biển' do Học viên Ngoại giao phối hợp cùng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào sáng nay (9/6).
Hơn 150 đại biểu là các học giả, giới ngoại giao đoàn cùng đại diện các Bộ, ngành đã tham dự Hội thảo.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn để các chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách Châu Á và Châu Âu cùng trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm và tham vấn về thực tiễn tốt nhất trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, giúp họ tìm ra các chính sách đối phó hiệu quả đối với cách thách thức an ninh biển truyền thống và phi truyền thống, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên biển và tăng cường hệ thống quản trị đại dương toàn cầu.
Hội thảo cũng hướng tới việc tăng cường năng lực quốc gia trong khu vực và việc ứng phó với các vấn đề an ninh biển và khai thác tốt nhất các nguồn tài nguyên biển để phục cho các nhu cầu cụ thể của quốc gia và khu vực.
Hội thảo có sự đóng góp của nhiều chuyên gia pháp lý và an ninh hàng đầu của Châu Á, Châu Âu.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý cho rằng, tình hình an ninh biển theo nghĩa rộng đang diễn biến phức tạp. Theo dõi hình ảnh từ vệ tinh cho thấy những rặng san hô tại Biển Đông đang bị tàn phá nghiêm trọng. Do đó việc bảo vệ và gìn giữ an ninh biển ngày càng quan trọng, bức thiết.
Cũng theo ông Quý, để giải quyết các vấn đề về an ninh biển cần có quyết tâm hợp tác ủa các quốc gia mà cơ sở là là Luật Quốc tế. Mục tiêu là cùng nhau duy trì kiểm soát xung đột để sao cho không trở thành điểm nóng. Tuyệt đối không biến luật quốc tế theo lợi ích của riêng mình.
Thứ trưởng Đặng Đình Quý cũng nhấn mạnh: “Không gian biển là không gian sinh tồn của người Việt Nam. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và đàm phán hòa bình phù hợp với từng tranh chấp”.
Tuấn Hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét