- Dân trí ›
- Khoa học - Công nghệ ›
Bằng chứng phát hiện ra lửa xuất hiện sớm nhất ở châu Âu
Dân trí Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, người tiền sử sống cách đây khoảng 800.000 năm về trước, ở Đông Nam Tây Ban Nha, là những người tiên phong trong việc đốt những đám cháy nhỏ, được kiểm soát ở trong một hang động.
Nhà cổ sinh vật học Michael Walker thuộc trường đại học Murcia ở Tây Ban Nha và các đồng nghiệp đã cho biết, những khám phá trong các hang động đã cung cấp bằng chứng về việc đốt lửa cổ xưa nhất ở Châu Âu và cho rằng các thành viên của loài người Homo thường xuyên đốt lửa đã bắt đầu từ cách đây ít nhất 1 triệu năm trước. Lửa được bắt đầu ở Châu Phi và sau đó di chuyển về phía bắc tới Trung Đông và châu Âu.
Theo báo cáo mới của nhà khảo cổ học John Gowlett, Đại học Liverpool, Anh, nếu tính tuổi Tây Ban Nha được tìm thấy, một con số “đáng kinh ngạc” về các vị trí từ Thời kỳ đồ đá vẫn còn lưu lại bằng chứng về những ngọn lửa nhỏ, cố ý được thắp sáng.Các cuộc khai quật được tiến hành từ năm 2011 tại hang Cueva del Negra Estrecho del Río Quípar, Tây Ban Nha đã phát hiện hơn 165 viên đá và các hiện vật bằng đá đã từng bị nung nóng, cũng như khoảng 2.300 mảnh xương động vật có biểu hiện bị cháy và đốt thành than. Những phân tích dưới kính hiển vi và phân tích hóa học chỉ ra rằng, những hiện vật này đã được đốt nóng ở nhiệt độ khoảng 400°- 600°C, phù hợp với giả thuyết là đã có một vụ cháy ở đây.
Nhóm của Walker nghi ngờ rằng, lửa từ một đám cháy cây bụi gần lối vào của hang động có thể đã lan vào hang khoảng từ 5-7 mét. Những cây bụi khô có thể không mọc gần hang, bằng chứng địa chất cho thấy khoảng 800.000 năm trước đây, các hang động nằm ở danh giới giữa sông và đầm lầy.
Bằng chứng về một mẩu đá bị cháy được khai quật tại một hang động ở Tây Ban Nha và những phát hiện khác cho thấy rằng, người tiền sử Homo chưa xác định đã đốt những ngọn lửa nhỏ trong hang cách đây khoảng 800.000 năm trước.
Walker cho biết, tại những vị trí khác đều có dấu hiệu của việc tạo ra lửa thời cổ đại, người Homo ở Cueva Negra rời đi bỏ lại đằng sau một loạt các công cụ bằng đá có biểu hiện của những kỹ năng kỹ thuật tiên tiến,. Những người làm ra các công cụ này phải biết cách lựa chọn gỗ và đá phù hợp để đánh lửa, đốt cháy những đống vật liệu nhỏ.
Niên đại về việc tạo ra lửa xa xưa phụ thuộc vào việc xác định những thay đổi từ trường của trái đất trước đó, được biết đã xảy ra cách đây khoảng 780.000 năm trước, trong trầm tích trên, nơi mà các vật liệu bị đốt cháy đã được khai quật.
Các nhà nghiên cứu khác cho rằng, hiện vật Cueva Negra chưa phải lâu đời nhất như đã được báo cáo. Một nhóm nghiên cứu do nhà nhân chủng học sinh học Juan Manuel Jiménez-Arenas của Đại học Granada ở Tây Ban Nha cho biết, thật khó để nói đâu là nơi phát hiện ra lửa đầu tiên, nó phụ thuộc vào một số thay đổi từ trường của trái đất trong các lớp hang động.
Nhóm của Jiménez-Arenas đã đưa ra kết luận vào năm 2011 trong Tạp chí Khoa học Khảo cổ học rằng, loài người Homo đã tạo ra những công cụ cách đây không quá 600.000 năm, giới hạn tuổi của các hiện vật bằng đá được tìm thấy ở Cueva Negra cao hơn ở châu Âu.
Nhóm của Walker cho biết, những hóa thạch của các loài động vật đã bị tuyệt chủng được khai quật cùng với các công cụ bằng đá hỗ trợ cho việc xác định niên đại tạo ra lửa lâu đời hơn trong hang động. Tuy nhiên, ngay cả ở mức 600.000 năm tuổi, vẫn sẽ có những bằng chứng khác về các hiện vật chứng minh lửa được kiểm soát có trước ở châu Âu.
Minh Trang (Theo Sciencenews)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét